Trương Giới Tân, tự Hội Khanh (có nơi viết Huệ Khanh), hiệu Cảnh Nhạc, vì ngôi nhà ở tên Thông Nhất Trai nên lại có biệt , hiệu là Thông Nhất tử. Ông nguyên quán ở Tứ Xuyên, Miên Trúc; đầu đời Minh, tổ tiên có quân công (chiến công), đời đời được bổ Thiệu Hưng vệ chỉ huy nên dời đến Cối Kê (nay là Chiết Giang, Thiệu Hưng)m bổ là y gia trứ danh đời Minh, một nhân vật đại biểu của phái ‘ôn giới’. Từ nhỏ ông đã thông minh; đọc hết sáu kinh và bách gia chư tử. Cha ông là Trương Thọ Phong là môn khách của Định Tây hầu, thông hiểu y lí. Ông theo học với cha từ nhỏ, năm 14 tuổi theo cha đi kinh sư giao thiệp với các bậc kỳ tài dị sĩ, đồng thời theo danh y Kim Anh học y, giờ rảnh rỗi lại nghiên cứu thư sử, thông hiểu sâu các môn thiên văn, số học, địa lý, binh pháp.
Tuổi tráng niên, ông xếp bút tùng quân, theo quân ra cửa ải, vượt biên giới, qua Phụng thành, sang sông áp Lục, trải mấy năm không làm nên công cán gì, nhà thì nghèo, cha mẹ già, chỉ còn cách. quay mình trở về (phiên nhiên nhi quy). Lúc ấy, ông đã 60 tuổi, bỏ hết những ham thích tạp nhạp, dốc sức đọc sách y, y thuật ngày càng tăng tiến, tên tuổi ngày càng sáng tỏ, người đời sánh ông với Trọng Cảnh, Đông Viên. Vì ông trị bệnh thích dùng Thục địa mà có tên là Trương Thục Địa. Cả đời ông siêng viết sách. Ông để lại cho hậu thế các sách như ‘Loại Kinh’, ‘Loại Kinh Đồ Dực’, ‘Loại Kinh Phụ Dực’, ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư', ‘Chất Nghi Giục’. Bộ ‘Loại Kinh’ 32 quyển là do ông vì có nghĩ ngợi nhiều về ‘Nội kinh’ (‘kinh văn áo diễn, nghiên duyệt thành nan’ lời văn sâu kín, dốc lòng thành nghiên cứu) mà dùng phương pháp nhân loại, lấy hai sách ‘Linh Khư', ‘Tố Vấn’ dung hợp, thêm vào lời chú thích toàn diện và phát huy, trải 30 năm, sau bốn lần sửa bản thảo mới xong. Sách này đem chương điều tản mạn của các sách ‘Linh ~khư', ‘Tố Vấn’ sắp xếp phân loại rõ ràng giúp người học dễ kiểm điểm, học tập, nhờ đó mà đẩy mạnh công tác nghiên cứu ‘Nội Kinh’ của hậu thế, giúp nhiều cho sự phát triển của nền y học Trung Quốc. Bộ ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư' gồm 64 quyển lại là một trước tác lớn của ông. Sách này thể hiện đầy đủ tư tưởng học thuật của ông đề xướng ‘ôn bổ’ trong trị liệu, công tác lập ngôn thành gia của ông. Trong sách này, cáo khoa nội, ngoại, phụ, ấu, cùng với lý luận Trung y đều đầy đủ, lý pháp song toàn, luôn được y gia hậu thế tôn sùng, ảnh hưởng rất sâu xa.
Chủ yếu tư tưởng học thuật của ông là phát huy một cách sáng tạo học thuyết ' âm tinh dương khí’ và học thuyết ‘mệnh môn thủy hỏa âm dương’. Ông phản đối lý luận ‘dương thường hữu dư, âm thường bất túc’ của Chu Đan Khê, mà đề xuất luận điểm trứ danh ‘âm thường bất túc, dương bản vô dư’, nhấn mạnh sự trọng yếu của dũng khí. Học thuyết của ông làm cho lý luận hạch tâm của học phái ôn bổ được phát triển và hoàn thiện thêm một bước lớn. Thành tựu học thuật của ông là mười phần to lớn, ông không hổ là tôn sư một đời, có người'i khen tặng ông là ‘Trọng Cảnh chi hậu, thiên cổ nhất nhân’ (sánh đọc Trọng Cảnh, ngàn xưa chỉ một người này); tuy là có hơi quá khen, nhưng đối với sự phát triển y học, sự cống hiến của ông là hết súc to lớn.
Ông mất năm 1640, hưởng thọ 77 tuổi.