Trần Tự Minh, tự Lương Phủ, ngươi Lâm Xuyên (nay là Giang Tây) là chuyên gia trứ danh về phụ sản khoa đời Nam Tống. Ông viết quyển ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’ là quyển đầu tiên của Trung Quốc về khoa phụ sản có thế hệ hoàn chỉnh nhất.
Nhà ông ba đời hành nghề ở ông nội và cha đều là thầy thuốc sở trường về nội khoa, trong nhà chứa cất rất nhiều sách thuốc, lại có không ít bản sao chép về tổ truyền bí phương. Ông chịu ảnh hưởng gia đình, từ nhỏ đã yêu thích y học. Ở tuổi thiếu niên, tài hoa về y học của ông đã biểu lộ. Theo ‘Tục Danh Y Loại Án’ ghi chép: vợ của Trịnh' Hổ Khanh có thai bốn, năm tháng, phát bệnh ‘ban ngày buồn thảm bi thương, lệ rơi mấy lượt’, thuốc và đồng bóng chữa trị đều vô hiệu. Lúc ấy, Trần Tự Minh mới mười bốn tuổi đang học ở trường làng, nghe nói (không ai năm chứng bệnh, bèn nhờ người chuyển lời với Trịnh Hổ Khanh rằng cha ông mình đã từng nói đến bệnh ấy tên là ‘Tạng táo bi thương’, không dùng ' thang đại táo’ thì không khỏi. Trịnh Hổ Khanh mượn sách thuốc xem, thấy quả như thế bèn bốc thuốc cho uống, một thang khỏi bệnh.
Ở tuổi trung niên, y học của ông đến chỗ tinh thâm. Năm bốn bảy tuổi là thầy dạy y ở Minh Đạo thư viện y dụ, phủ Kiến Khang. Tư tưởng y liệu của ông có thừa tinh thần tích cực tiến thủ, đối với chủ trương của tiền bối ‘thế vô nan trị chi bệnh, hữu bất thiện trị chi y; dược vô nan đại chi phẩm, hữu bất thiện đại chi nhân’ (đời không có bệnh khó trị, có thầy thuốc không giỏi trị liệu; thuốc không có loại khó thay thế, có người không biết thay thếâ), ông mười phần tán đồng. Trong thời gian dài hành nghề thực tiễn lâm sàng và dạy y, ông phát hiện tiền nhân trứ thuật rất ít về khoa phụ sản, vả lại còn có khuyết điểm ‘cương lĩnh tản mạn không có hệ thống, tiết mục, lược rõ mà chưa đủ'. Ông bèn quyết định biên soạn một bộ sách chuyên về khoa phụ sản có hệ thống và hoàn chỉnh. Để sưu tập tư liệu, ông đi khắp các nơi miền tây nam, đến đâu ắt tìm xem tất cả sách thuốc, tham duyệt sách y về phụ sản khoa trải các đời có trên ba mười loại, đồng thời góp nhặt các nghiệm phương tổ truyền, kết hợp với thể hội lâm sàng của bản thân, chung cuộc vào niên hiệu Gia Hy nguyên niên (1237) viết xong quyển ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’.
Sách này tổng kết các thành tựu về khoa phụ sản từ xưa đến đời Nam Tống, sánh với các sách đồng loại hiện hành chuyên hơn, hệ thống hơn; sách ra đời đặt cơ sở vững vàng chắc chắn cho sự phát triển khoa phụ sản, có ảnh hưởng rất lớn đối với y gia đời sau. Những năm về già, đối với việc nghiên cứu ngoại khoa học, ông cũng có được những thành tựu tương đương. Ông tham khảo quyển ‘Tập Nghiệm Bối Thủ Phương’ của Lý Tấn và ‘Ngoại Khoa Tân Thử' của Ngũ Khởi Vũ, tự đặt ra yếu lĩnh (cương lĩnh chủ yếu), tổng kết thành ba quyển ‘Ngoại Khoa Tinh Yếu’. Đây là một bộ sách chuyên về ngoại khoa học tương đối sớm, đối với các phương diện của bệnh ung thư, như: nguyên nhân, chẩn đoán, trị liệu, thuyết minh toàn diện mà lại tinh yếu, phân tích, biện luận tính cách sâu cạn, hàn nhiệt, hư thực, hoãn cấp, cát hung sinh tử, rất là tường tận (cặn kẽ). Chủ trương dùng thước ngoại khoa không thể câu nệ ở chỗ nóng độc mà chuyên dùng thuốc lạnh mát để khắc phạt, đồng thời minh xác rằng bệnh ung thư tuy thuộc ngoại chứng, nhưng cũng có quan hệ mật thiết với nội tạng. Sự giãi bày hướng dẫn cho y gia đời sau thật là rất lớn.