Phương Hữu Chấp, tự Trung Hạnh (có nơi viết Trọng Hạnh), biệt hiệu Cửu Long sơn nhân, người Thiệp Huyện (nay là An Huy, Thiệp Huyện) là danh y đời Minh nghiên cứu ‘Thương hàn luận’ của Trương Trọng Cảnh. Ông là người đầu tiên đề xướng ra thuyết đính chính quyển sách này. Lúc nhỏ cơ thể ông hư nhược (gầy yếu), người nhà cũng bị bệnh tật giết hại. Ông có hai lần vợ đều bị chết, năm con cái lần lượt chết yểu vì bệnh. Sau đó, bản thân ông cũng bệnh rất nặng. Ông xót thương người thân chết vì bọn lang băm bất tài, bực tức quyết học y, trải mấy mươi năm nghiên cứu khó nhọc, sau đó tinh thông y lí, thành một y gia tự học tài năng.
Ông rất tôn sùng học thuyết của Trương Trọng Cảnh, có kiến giải độc đáo đối với sách ‘Thương hàn luận’, trước tiên đề xuất quan điểm giảm sai của ‘thương hàn’. Ông nhận xét rằng sách ‘Thương hàn luận’ ra đời đã quá lâu, nay thời thế đã khác, hơn nữa con người dở kém, cho nên học thuyết của Trọng Cảnh đã sớm thất truyền. Khi Vương Thúc Hòa biên soạn lại, nội dung sách đã có dời đổi, đến khi Thành Vô Kỷ đời Kim chú thích quyển sách, lại có rất nhiều rối sót. Trong giới y gia, có người cho rằng sách này không còn đầy đủ nên bỏ không học, có người thì cứ theo chỗ sai lầm của các nhà y làm mất cái tinh mật của sách. Vì vậy, ông chủ trương: nếu muốn lý giải toàn diện nội dung của ‘Thương hàn luận’ ắt phải ‘có cái tâm như tâm của Trọng Cảnh, có cái chí như chí của Trong Cảnh để tìm hiểu sách’, thấy lại được diện mục vốn có (bản lai diện mục) của nó. Ông bèn dùng hết sức trong hơn 20 năm, tìm tòi đầu mối, phân tách từng ngành thớ, dùng phương pháp chọn lọc, cải chính rết nhiều điểm, trình bày lại, đồng thời phát huy biện luận về ‘Vệ trúng phong’, ‘Doanh thương hàn’, ‘Doanh vệ câu trúng thương phong hàn’, soạn thành 8 quyển ‘Thương Hàn Luận Điều Biện’.
Lúc ấy ông đã hơn 70 tuổi. Ông viết sách ‘Thương Hàn Luận Điều Biện’, đề xướng thuyết ‘giảm sai’ (thác giản ?), đã khơi lên phản ứng cực lớn trong giới y gia hậu thế, có người tán thành, có người phản đối, có người chiết trung, như Dụ Xương ở Giang Tây, sau khi xem sách này, cả tiếng tán thưởng, cho rằng trong số y gia các đời nghiên cứu ‘Thương hàn luận’, duy có họ Phương ‘hiểu được tôn chỉ của sách, hiểu biết hơn người xưa, và viết một thương ‘Thương Hàn Thượng Luận Thiên’ phát huy thêm quan điểm của Hữu Chấp. Từ đó, phong trào đề xướng ‘Thương Hàn Luận Thác Giản’ trỗi lên, người hưởng ứng cũng đông, hình thành hẳn một học phái. Bức màn đầu của cuộc tranh luận giữa các phái hệ trong nội bộ học phái thương hàn đã mở ra, đã khách quan khơi động việc nghiên cứu sách ‘Thương Hàn Luận’, thúc đẩy sự phát triển của y học Trung Quốc. Phương Hữu Chấp đúng là người mở màn cho cuộc tranh luận này vậy.