Thế Y Đắc Hiệu Phương’ gồm có 19 quyển là một bộ sách y tổng hợp tương đối có hệ thống. Cống hiến trọng yếu của sách là làm sáng tỏ khoa ‘Chính Cốt Kiêm Kim Thuốc’ (sửa lưng và kim vàng?) ghi chép rất nhiều thủ thuật trị liệu vết thương (thương khoa) và phương tễ (thuốc) kinh nghiệm, đặc biệt là đối với xương sống (lưng) bị thương, lần thứ nhất ứng dụng ‘phép treo lên đưa về vị trí cũ' , thành công. Đây là một động tác được sáng chế trong lịch sử thương khoa.
Ngoài ra, trong sách còn ghi thuật phép gây mê (ma túy pháp), Nguy Diệc Lâm chủ trương, trước khi đưa xương gãy hoặc sai khớp trở về vị trí, phải cho uống thuốc mê để không biết đau, dễ thực hành thủ thuật chỉnh xương. ứng dụng phép gây mê ở Trung Quốc là sự việc có lịch sử lâu dài. Khá tiếc là phần nhiều phương thuốc cụ thể đã thất truyền. Thời xưa, sách vở ghi chép ở vài quốc gia khác lẻ tẻ cũng tùng có sử dụng thuốc ma túy. Ở Nhật Bản, năm 1805, thầy thuốc trứ danh về ngoại khoa Hoa Cương Thanh Châu đã sử dụng ‘man đà la’ (tên thảo mộc?) làm thuốc ma túy giảm đau, đó là một loại giai thoại và một tiên lệ của thế giới ma túy sử. Trên thực tế, Nguy Diệc Lâm sử dụng chất thuốc ma túy còn trước hơn nhiều ngoài man đà la còn có Xuyên ô, Thảo ô, Mộc miết tử, vả lại thời điểm cũng trước cả 450 năm. Có thể nói sự ghi chép tên Nguy Diệc Lâm về ma dược ' (thuốc mê) đã được thế giới biết là ‘Văn hiến về ma dược sớm nhất’. Ông mất năm 1347, hưởng thọ 70 tuổi.