Qua thực tiễn y học của bản thân, đối với kinh nghiệm của tiền nhân, ông thêm phần nghiệm chứng, trải qua sự nỗ lực lâm sàng trong hơn 30 năm, vào năm Nam Tống, Bảo Hữu nguyên niên (1253), ông viết xong bộ sách ‘Tế sinh phương’ 10 quyển, qua ứng dụng lâm sàng 15 năm, được hiệu quả rõ ràng. Để bổ sung chỗ còn thiếu của sách này, năm Hàm Thuần tam niên (1267), ông lại soạn ‘Tể sinh tục phương’ 8 quyển. ‘Tế sinh phương’ nội dung phong phú, lập luận tinh xác, đã có luận, lại có phương (đơn trị bệnh), đối với tạp bệnh ngoại cảm, nội thương và bệnh tật các khoa ngoại, phụ, ngũ quan, phân môn biệt loại trần thuật, chú trọng nhất về tạp bệnh. Quan điểm học thuật chủ yếu của sách này là: xem trọng biện chứng tạng phủ, nghiên cứu tường tận nhịp mạch, đặt nặng tác dụng tỳ thận, đưa ra thuyết ‘bổ tỳ không bằng bổ thận’.
Cống hiến. lớn nhất của Nghiêm Dụng Hòa đối với phương tễ học là ở phương diện chọn phương thuốc, ông làm một số lớn công tác để chọn số giản lược, san bỏ bớt số phồn tạp; đối với khuynh hướng cũ chính tập phong bàng tạp của sách thuốc (phương thư) đương thời, có được ảnh hưởng rất lớn. ‘Tế Sinh Phương’ của ông chỉ chọn hơn 500 phương, đều là đã qua nghiệm chứng lâm sàng trong lâu năm, có công hiệu thực dụng, lại là những phương thuốc dễ thực hiện, trong đó số nhiều là đơn phương, nghiệm phương đã lưu truyền ở dương gian, cung cấp cho người đời sau những thủ thuật trị liệu giản tiện, rẻ, hiệu nghiệm. Ngoài ra ông còn chú trọng 10 phần phép chế phương, giảng cứu cách bào chế thuốc sống (dược vật). Ông trước tác (tế sinh phương) không chỉ làm phong phú nội dung của Trung y phương tễ học, mà còn đối với môn trì liệu học của đời sau có được ảnh hưởng sâu rộng.
Sách này là một sách thuốc rất có giá trị thực dụng để lại cho thầy thuốc đời sau.