Ngô Đường, tự Cúc Thông, người đời Thanh, Giang Tô, Hoài âm, là đại biểu trọng yếu của học phái ôn bệnh sau Diệp Thiên Sĩ và Tiết Tuyết, có viết một sách chuyên về ôn bệnh học là ‘Ôn Bệnh Điều Biện’. Ông thông minh hiếu học, chuyên học khoa cử, Năm 19 tuổi, cha ông bệnh hơn một năm qua đời, ông đau buồn không muốn sống vì cho rằng ‘cha bệnh không biết chữa trị, còn mặt mũi nào đứng trong trời đất?’ Bèn mua một số lớn sách y học, bỏ học khoa cử, khắc khổ học y. Bốn năm sau, một đứa cháu trai mắc bệnh ôn nhiệt, nhiều thầy thuốc đều không biết chính xác là ôn bệnh để tiến hành chữa trị, đến nỗi phát vàng da rồi chết. Lúc ấy, ông còn là sơ học, y thuật còn nông cạn, chưa thể cứu sống đứa cháu, ông xấu hổ mười phần. Ông liên tưởng đến Trương Trọng Cảnh và họ hàng chết vì bệnh thương hàn rất nhiều mà phẫn chí nghiên cứu bệnh thương, sau cùng biên soạn được bộ sách lớn ‘Thương Hàn Luận’; rồi ông có ý niệm nghiên cứu sâu về bệnh này. Hơn ba năm sau, để mở rộng tầm mắt, ông đi kinh thành. Lúc ấy, ở kinh, đang tổ chức một nhóm người để xem xét đính chính ‘Tứ Khố Toàn Thư’.
Ông được giới thiệu làm việc sao chép sách thuốc nên có dịp xem nhiều sách vở. Khi ông xem đến sách ‘Ôn Dịch Luận’ của Ngô Hựu Khả thì như được của báu, nhung sau khi đọc đi đọc lại thấy nghị luận của sách tuy rộng rãi, thấy được những gì người trước chưa thấy, nhung phép độ của sách chưa tránh khỏi chi ly và bác tạp. Ông lại xem lại nghị luận của các danh gia từ các đời Tấn, Đường trở lại đây, rốt cuộc chưa thể làm ông rửa lòng . Chót hết, ông xem đến các loại phương pháp trị liệu bệnh ôn nhiệt trong sách ‘Lâm Chúng Chỉ Nam Y Án’ của Diệp Thiên Sĩ, ông mới thán phục, cho rằng lời luận của sách bình hòa, lập pháp tinh tế tiếp thu được số lượng lớn tri thức về trị liệu bệnh ôn, và có chỗ rất tâm đắc về chẩn trị ôn bệnh. Niên hiệu Càn Long năn thứ 58 (1793), bệnh ôn dịch lưu hành ở kinh đô số người chết về trị liệu không thích đáng đếm không hết, ông dùng phép trị liệu của họ Diệp lần nào cũng hiệu nghiệm, nổi tiếng khắp kinh thành.
Do vì sách ‘Ôn Nhiệt Luận’ của Diệp Thiên Sĩ ấn hành muộn nên ông chưa xem được, vì vậy mà ông lại cho rằng họ Diệp lập luận giản ước quá, lại liệt kê thuốc trị liệu ít, chỉ có y án thấy rải rác trong các tạp bệnh; thế là ông sưu tập sách của danh y các đời, noi theo phép tắc của Diệp Thiên Sĩ, lấy chỗ tinh vi kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng lâu năm của mình, bỏ ra sáu năm để viết nên sách ‘Ôn Bệnh Điều Biện’ sáng lập học thuyết tam tiêu biện chứng , luận thuật chín loại chúng trị của ôn bệnh, như. phong ôn, ôn nhiệt, ôn dịch, ôn độc, thấp ôn, thu táo, thử ôn, đông ôn, ôn ngược, xác lập phép tắc ‘thanh nhiệt dưỡng âm’, đề xuất cụ thể trị pháp ‘thanh lạc, lương dinh, dục âm. Sách này cống hiến to ]ớn cho sự phát triển của ôn bệnh học. Sách ra đời chúng tỏ ôn bệnh học là một môn học có hệ thống và hoàn chỉnh; đây là một cuốn sách cần phải đọc. Ông còn có viết ‘Y Y Bệnh Thư’ là ý ông căm giận bọn lang băm hại mạng người; ông viết sách này để sửa cái tệ của thời y. Tuổi già, ông tập hợp các phương trị nghiệm lâm sàng trong nhiều năm của mình, soạn thành một bộ ‘Y Án’ ghi chép tương đối hoàn bị, lời luận thuật cũng rõ ràng, thấu triệt cho nên sách có giá trị tham khảo nhất định.
Ông mất năm 1886, hưởng thọ 78 tuổi.