Thiên Ích tự Khiêm Phủ, người đời Kim, Nguyên, Chân Định, Cả Thành (nay là Hà Bắc, Chính Định Thành). Ông là học trò của Lý Đông Viên, có viết sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’ Và ‘Nội Kinh Loại Biên’.
Thuở nhỏ, ông vâng lời cha lập chí học sách y và Kinh, Sử, Thi, Thơ. Vì học với thầy dở nên mặc dầu hết lòng chịu khó, nghề y cũng chưa có tiến bộ .
Lý Đông Viên tuổi già muốn tìm thu học trò để truyền y đạo lại cho đời sau. Một người bạn tên Châu Đức Phủ tiến cử La Thiên Ích. La cả mừng theo Châu đến bái yết. Lý Đông Viên thấy mặt bèn hỏi: ‘Nhà ngươi đến học hành y để kiếm tiền hay là học để truyền y đạo cứu người? La trả lời: ‘Kẻ ngu này tuy không minh mẫn, cũng mong thầy đùng chê mà chỉ giáo cho, truyền đạo là sở nguyện của tôi’. Đông Viên nghe xong rất vừa ý bèn thu làm đệ tử. La theo thầy chịu khó chuyên cần học, hè nóng đông lạnh không dám xao lãng, luôn hơn mười năm nắm vũng được y thuật cao siêu thần diệu của thầy Lý. Thầy Lý luôn chỉ đạo trò La: ‘Trị bệnh phải tôn cổ mà không nệ cổ (theo một cách mù quáng), chế biến thích nghi với thời tiết, với phong thổ, lòng phải sáng suốt để biện chứng (bệnh) mà ra đơn (thuốc), mới có thể dự đoán được ngày nào bệnh khỏi’. Thầy yêu cầu trò tổng kết cho thầy kinh nghiệm về phương diện này, phân loại, qui nạp các phương pháp trị liệu bệnh tật, thông qua sự chỉnh lý ‘Nội kinh’. Thiên Ích vâng lời soạn thảo, trước sau bỏ đi ba bản thảo Thầy không hài lòng, bỏ hết toàn bộ. Thiên Ích lại nghiên cứu đi, nghiên cứu lại trong thời gian ba năm, sau cùng mới viết nên một bộ sách tương đối có thể phản ánh quan điểm học thuật của lão sư đề tên ‘Nội Kinh Loại Biên’, Lý Đông Viên nhìn nhận là được và khen ngợi. Khi sắp lìa đời, Đông Viên lấy ra số sách do mình trước thuật, sắp xếp theo loại giao cho Thiên ích, đồng thời dặn bảo: ‘Số sách này giao cho trò, không phải vì Lý Minh Chi và La Khiêm Phủ, mà vi hậu thế trong thiên hạ, cẩn thận đùng để mai một, suy nghĩ mà thực hành’. Về sau, Thiên Íh tuân theo di chúc của thầy xuất bản số sách này, đáng tiếc là đã thất truyền! Sau khi sư phụ qua đời, Thiên Ích phụng dưỡng sư mẫu họ Vuông như mẹ ruột hơn mười năm trời, đến tuổi 80 bà mất.
La Thiên Íh từ nhà thầy về quê Cảo Thành mở cửa xem mạch. Năm 1246, người Cảo Thành bệnh nhọt độc (đầu đanh) nhiều đặc biệt. Huyện doãn Đổng Văn Bỉnh lấy
vài đơn thuốc trị bệnh này giao cho thầy La, xin nhờ thầy giúp trị bệnh cho dân. Thiên ích đồng ý. Đổng doãn bèn yết bảng cáo thị toàn huyện: ‘Phàm ai bị bệnh nhọt độc, hãy vào thành lấy thuốc nơi nhà thầy La Thiên ích, tiền thuốc do quan chi trả’. Làm như thế hơn một năm cứu người rất nhiều, tên của thầy thuốc họ La cũng vì đó mà được nhiều ngươi biết.
La Thiên ích sống ở thời đại binh Nguyên đánh xuống phía nam, phương bắc hỗn loạn. ông cũng bị gọi hai lần tùng quân chinh chiến. Khi phụ trách y vụ ở trong quân ngũ, ông lợi dụng đi đến đâu cũng phỏng vấn các bậc thầy để học cái hay của dân chúng, nâng cao y thuật. Nhờ ông có lòng hiếu học, y thuật của ông ngày càng tinh diệu. Về già, ông lấy lý luận của ‘Nội kinh’ và quan điểm học thuật của Lý Đông Viên làm cơ sở, tham khảo học thuyết của các nhà, đồng thời kết hợp kinh nghiệm cá nhân, soạn ra một bộ ‘Vệ Sinh Bảo Giám’, gồm 24 quyển. Với lý luận quan hệ thực tiễn, cách xem trọng học thuyết Tỳ Vị, lý và pháp gồm đủ, tiết mục rành mạch, bộ sách có giá trị tham khảo lâm sàng tương đối cao.