Niên hiệu Khang Hy năm thứ 10 (1671), ông đến kinh sư thụ giáo với ‘Bắc Hải Lâm phu tử,’ nổi tiếng đương thời về môn y. Họ Châu đặc biệt tôn sùng học thuyết Trọng Cảnh, để tâm nghiên cứu học thuyết này hơn 10 năm, viết ra hai quyển ‘Thương Hàn Luận Tam Chú’ và ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh Nhị Chú’. ‘
Thương Hàn Luận Tam Chú’ là do ông theo học thuyết của hai nhà Phương Hữu Chấp và Dụ Xương, thêm phần bổ sung của mình mà soạn ra. Ông cảm thấy ‘Thương Hàn Luận Điều Biện’ của họ Phương và ‘Thương luận thiên’ của họ Dụ đối với cách chú thích của ‘Thương hàn luận’ còn ‘có chỗ chưa dung hòa, chưa thể cứ y theo’ nên ông bèn bổ sung một số điều, hợp thành quyển sách ‘tam chú’ (ba ngươi chú thích); phần chú thích của ông đột phá được phạm vi của hai họ Phương, Dụ bằng những điều tâm đắc độc đáo. Vì đó mà ông thành một danh gia chú thích ‘Thương hàn luận’. Quyển sách ‘Thương Hàn Luận Tam Chú’ của ông luôn được xem là một quyển chú thích có ảnh hưởng tương đối lớn. ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh Nhị Chú’ là do ông đối với phần triển khai trong ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh’ của Triệu Dĩ Đức đời Nguyên, thêm vào phần chú thích của mình; Đây cũng là một quyển sách tham khảo trọng yếu cho sự học tập, nghiên cứu ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh’, hiện vẫn được học giả xem trọng.
Ngoài ra ông nhận xét rằng bệnh thương hàn chính danh trong đời rất ít, mà bệnh giống thương hàn rất nhiều, chứng bệnh lạnh rất ít, mà bệnh nóng lại nhiều, sợ rằng người đời trị lầm theo cách chữa trị bệnh thương hàn chính danh, nên ông soạn ra bộ ‘Ôn Nhiệt Thử Dịch Toàn Thư’ 4 quyển, chuyên luận ôn, nhiệt, thử, dịch, bốn loại chứng bệnh, đồng thời tường thuật lý lẽ không thể nhầm lẫn cách trị bốn loại này với cách trị bệnh thương hàn chính danh. Bộ sách này cũng là một trong số sách tham khảo trọng yếu cho ngươi học tập và nghiên cứu học thuyết ôn bệnh (bệnh nóng), có giá trị tham khảo nhất định cho công tác lâm sàng.