Họ Vương Thúc, tên Hi, người Sơn Dương, Cao Bình thời Ngụy, Tấn (nay là Sơn Đông, Vi Sơn, Trâu Huyện), là ngươi biên soạn sớm nhất quyển Mạch Kinh’, hiện còn của Trung Quốc. Ông xuất thân ở gia đình nghèo, cần mẫn ham học, tánh tình trầm tĩnh, thích đọc sách kinh, sử, nhất là sách y học. Nhờ vậy, ông thấu hiểu phép dưỡng sinh, nghiên cứu nhiều về chẩn đoán và xem mạch. Năm 220, nhờ tinh thông y thuật ông được làm Thái y lệnh. Công nguyên năm 265, Tư Mã Viêm lập nhà Tấn, ông lui về làng. Ôâng cống hiến cho nền y học Trung Quốc chủ yếu ở hai mặt: một mặt chỉnh lý tư liệu về mạch học của các đời trước đời Tây Tần, soạn ra quyển ‘Mạch kinh’, mặt khác, biên chép lại quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’ của Trang Trọng Cảnh để lại.
Chẩn mạch (bắt mạch) là một phương pháp trọng yếu trong Trung y để đoán bệnh tật, phương pháp này có từ lâu trong lịch sử. Nhưng ở thời xưa, phép chẩn mạch thường chỉ là thầy truyền dạy kín cho học trò mà thôi, vì thế mà số tư liệu chuyên môn bí truyền có liên quan đến mạch học ấy, thường là rời rạc mà không thống nhất. Để đề cao một bước tính chuẩn xác của sự chẩn mạch, Vương Thúc Hòa tập trung toàn bộ các luận thuật về mạch học của các y gia như Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, v.v... và các sách ‘Nội Kinh’, ‘Nạn Kinh’, rồi kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng chỉnh lý thành một bộ ‘Mạch kinh’ 10 quyển. Đến đây, phương pháp và lý luận về mạch học đã được hệ thống hóa.
Mạch Kinh là quyển sách viết về mạch học sớm nhất hiện còn của Trung Quốc. Quyển này trước tiên nói rõ về mạch lý, kết hợp sinh lý, bệnh lý và chứng trạng để tiến hành nghiên cứu dễ bề ứng dụng lâm sàng, kế đó là cải tiến mạch pháp, chỉnh lý luận thuật về mạch pháp của các y gia Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh. Trong sách còn tường thuật phương pháp phân biệt hình trạng của mạch (mạch tương), qui nạp thành 24 loại hình trạng, đồng thời nêu ra để so sánh các hình trạng mạch tương tự, giúp cho y sinh dễ nắm khi học tập.
Quyển ‘Mạch Kinh’ ra đời đến nay, luôn được y gia các thời đại xem trọng, chẳng nhũng là một cống hiến rất lớn cho sự phát triển nền y học cổ đại của Trung Quốc, mà còn có một ảnh hưởng nhất định đến nền y học thế giới, đã từng truyền đến các vùng A Rập, Châu Âu và Châu Á.
Sau khi Trương Trọng Cảnh viết xong ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, do không ngừng chiến tranh loạn lạc, đến thời Tây Tần, sách này đã thất lạc không còn đủ bộ. Để cho bộ sách vĩ đại này khỏi mai một, Vương Thúc Hòa bèn tìm sưu tập các thiên sách tản mác, tiến hành chỉnh lý, đính chính và bổ sung. Bộ sách nhờ vậy mà còn được lưu truyền đến nay. Y gia các đời sau đối với sự cống hiến lớn lao của Vương Thúc Hòa đều đánh giá ông rất cao. Ông còn trân trọng mười phần ‘Đạo dưỡng sinh’, đề xướng qui luật ẩm thực, không nên ăn quá no, quá tạp, mùa hè ăn ít những thực phẩm béo mỡ, sống, lạnh. Chủ trương ý nghĩa ‘y học dự phòng’ của ông đến ngày nay vẫn có ý nghĩa hiện thực nhất định vậy.