Ông cũng có tên là Vương Duy Đức, không xét được tịch quán. Là nhà châm cứu học trứ danh đời Tống. Ông là ngự y đời Tống Nhân Tông. Ông tinh thông y dược, nghiên cứu sâu về châm cứu học. Đời Tống, dùng châm cứu để trị bệnh đã tương đối thịnh hành. Nhưng từ xưa đến nay, vì phép châm cứu do thầy dạy trò thực hành, sách y sao chép có nhiều chỗ thiếu sót, danh xưng và lý luận về kinh mạch đều có nhiều sai lầm, cho nên việc học tập châm cứu và trị liệu lâm sàng gặp nhiều khó khăn. Tình thế này cần phải khẩn cấp cải biến.
Niên hiệu Thiên Thánh năm đầu (1023), triều đình xuống chiếu sai Vương Duy Nhất, lúc đó đang giữ chức vụ ở Y quan viện, hoàn thành nhiệm vụ này. Ông đem số sách châm cứu đang hành, xem xét đính chính từng quyển một, trải ba năm công phu, biên soạn nên bộ ‘Đồng Nhân Thủ Huyệt Châm Cứu Đồ Kinh’ ba quyển. Bộ sách do triều đình ban hành toàn quốc, làm sách pháp định về châm cứu. Trong sách có chữ viết dưới hiønh vẽ, ghi chép rõ ràng sự tuần hoàn của ba mạch âm, ba mạch dương ở chân tay và vị trí của huyệt đạo, độ sâu của kim châm và công năng của trị liệu, v.v... Làm công việc sửa sai, thống nhất thuyết pháp bất đồng của các thầy thuốc về huyệt đạo, bộ ‘Đồ Kinh’ rất có ý nghĩa, là một bộ sách chuyên môn quan yếu về châm cứu học. Về sau, ông nghĩ rằng nếu dùng mô hình thân thể người ta để biểu hiện dây thần kinh, mạch máu và huyệt đạo thì sánh với cách tự thuật bằng văn tự sẽ chuẩn xác hơn nhiều, lại thấy được ngay. Ông đem ý tưởng này của mình viết thành tờ tấu báo cáo lên vua. Vua Tống Nhân Tông chuẩn y, đồng thời giao cho ông phụ trách việc này.
Năm thứ 5 niên hiệu Thiên Thánh nhà Tống (1027), ông thiết kế đúc được hai bộ mô hình người bằng đồng về châm cứu huyệt đạo. Triều đình ra lệnh để một bộ người đồng tại Y quan viện, còn lại một bộ để ở trong điện Nhân Tế tại chùa Đại Tướng Quốc cho nhân dân tham quan. Người đồng do ông cho đúc nên, cao 5 thước 3 tấc, là thân thể đàn ông, ruột rỗng, do trước sau hai mảnh hợp lại; bên trong chế đủ ngũ tạng, lục phủ, mặt ngoài khắc dây thần kinh, mạch máu và huyệt đạo; huyệt đạo là chỗ nhỏ thông từ trong ra ngoài mặt, kế bên có khắc tên huyệt. Khi sử dụng, thoa sáp lên mặt ngoài người đồng, đổ nước sạch vào trong ruột, người châm kim dò theo dây thần kinh chọn huyệt châm vào. Nếu lấy huyệt chuẩn xác thì khi kim châm vào, nước vọt ra; lấy huyệt không đúng, ắt kim không châm vào đúc. Dùng cách này để huấn luyện người học châm cứu, hoặc để khảo hạch các thầy châm cứu.
Vương Duy Nhất viết sách ‘Đồ Kinh’, sau đó đúc thành người đồng, hai thứ có tác dụng bổ sung cho nhau: dùng sách thuyết minh ngồi đồng bằng văn tự, dùng người bằng đồng giải thích sách bằng hình tượng, khiến cho ngươi ta học tập và nghiên cứu châm cứu được thêm phương tiện làm việc. Sách và người đồng của ông có ảnh hưởng sâu xa cho sự phát triển ngành học châm cứu đời sau. Người đời sau được ông mở đường cũng chế tạo không ít người đồng. Do vậy, đối với sự phát triển và truyền bá thuật châm cứu, ông đã cống hiến rất lớn.
Cuối đời Bắc Tống, quân Kim xâm lược phiùa Nam. Người đồng được xem là ‘quốc bảo’ bị quân Kim cướp đem đi. Người đồng này về sau chuyển về triều nhà Nguyên, rồi trở lại Trung Nguyên (Trung Quốc). Còn lại một người đồng lúc đó lưu lạc đến thành Tương Dương. Sau đó, không còn biết tông tích của hai người đồng ấy.