Ông cả đời trước thuật rất nhiều, chủ yếu có mười loại: ‘Dưỡng Sinh Tứ Yếu, ‘Aáu Khoa Phát Huy’, ‘Quảng Tự Kỷ Yếu, ‘Dục Anh Bí Quyết’, ‘Đậu Chẩn Thế Y Tâm Pháp’, ‘Bảo Mệnh Ca Quát’, ‘Fhiến Ngọc Tâm Thư, ‘Phiến Ngọc Đậu Chẩn’, ‘Thương Hàn Trích Cẩm’, ‘Nữ Khoa Yếu Ngôn’. Năm 1778 nhà sách Trung Tín Đường sưu tập thành Vạn Mật Trai Y Thư Thập Chủng’ ấn hành. Nội dung sách ‘Vạn Mật Trai Y Thư phong phú, thực dụng. Mấy trăm năm nay, ngoài sự lưu truyền rộng rãi trong nước, sách còn ảnh hưởng ra xa đến Nhật Bản, Triều Tiên, và một số quốc gia vùng Đông Nam á. Các y gia đời Minh, như Vương Khăûng Đường, Trương Cảnh Nhạc, Vũ Chi Vọng và y gia đời Thanh, như Thẩm Kim Ngao, Trần Phục Chính đều có dẫn dụng (trích dẫn để giải thích) lời luận thuật và chương tiết liên quan của họ Vạn trong sách vở do họ trước tác. Các sách thuốc danh tiếng như: ‘Đông Y Bảo Giám’ của y gia Triều Tiên Hứa Tuấn, ‘Hoàng Hán Y Học’ của y gia Hán phương người Nhật tên Thang Bản Cầu Chân, ‘Tạp Bệnh Quảng Yếu của y gia người Nhật tên Đan Ba Nguyên Kiên, đều có dẫn dụng nội dung của bộ Vạn Mật Trai y thư.
Có thể thấy rằng sách vở của ông đều có ảnh hưởng nhất định ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Vì y học của ông thành công chủ yếu ở phương diện nhi khoa, cho nên quyển ‘Ấu Khoa Phát Huy’ là đại biểu cho sự nghiệp trước tác của ông. Ông còn đem trên 100 phương thuốc gia truyền hiệu nghiệm công bố cho đời, trong đó nhi khoa ‘Bí Truyền Thập Tam Phương’ (Hổ Phách Bảo Long Hoàn, Luống Kinh Hoàn, Vị Linh Hoàn, Dưỡng Tỳ Hoàn, Hồ Ma Hoàn, Thần Khung Hoàn, Ngọc Dạ Hoàn, Chu Du Nội Dịch Hoàn, Hoàng Liên Hoàn, Hùng Hoàn Giải Độc Hoàn, Chí Thánh Bảo Mệnh Đan, Nhất Lạp Đan, Tiệt Ngược Đan (còn có tên Trảm Quỷ Đan), cùng với Ngưu Hoàng Thanh Tâm Hoàn, Ngọc Khu Đan, An Trùng Hoàn, trải qua thời gian dài kiểm nghiệm lâm sàng, đa số các phương này có hiệu nghiệm cao, được y gia hậu thế dùng suốt nhiều năm. Lý luận và kinh nghiệm lâm sàng phong phú về nhi khoa của ông, đối với sự phát triển ngành nhi khoa của y học Trung Quốc, là một cống hiến trọng yếu.