440. Viêm túi mật
Biện chứng đôn g y: Can đởm khí trệ, thấp nhiệt nội uất.
Cách trị: Sơ can lợi đởm, lí khí giải uất, thanh hóa thấp nhiệt.
Đơn thuốc: Tân thanh đởm thang.
Công thức: Sinh hoàng kì 31g, Kim tiền thảo 62g, Mãn thiên tinh 31g, Uy linh tiên 31g, Sài hồ 12-24g, Bạch thược 12-15g, Diên hồ sách 9-12g, Bạch hoa xà thiệt thảo 31g, Hoài sơn dược 24g, Kê nội kim 9-12g. Sắc uống mỗi ngày một thang, một liệu trình 20 thang. Với người thân thể yếu, lưu khí, cơ thể thêm Sinh hoàng kì tới 64g, thường ra mồ hôi thêm Phù tiểu mạch 31-62g, Ma hoàng căn 12g. Với người huyết hư, thêm Kê huyết đẳng 24g; nếu không có khí trệ đau bụng thì có thể bỏ Diên hồ sách; ăn được như cũ thì có thể bớt đi 1 vị Hoài sơn dược hoặc Kê nội kim; nhưng nếu bệnh nhân có sỏi cát bùn ở đường mật thì phải giữ Kê nội kim trong suốt cả liệu trình. Với người buôn nôn thì thêm Pháp bán hạ, Trúc như: đại tiện bí có thể thêm Tửu quân; nếu như bụng chướng đau có thể thêm Mang tiêu.
Hiệu quả lâm sàng: Tôn X X, nam, 50 tuổi. Bụng trên bên phải đau đã gần 3 năm, 3 tháng nay căng nặng. Khám chức năng gan nhiều lần thấy chỉ có transaminase glutamic tăng lên, cao nhất là 345 đơn vị, chuẩn đoán lâm sàng là viêm túi mật. Đã uống bài thuốc trên một liệu trình, các chứng kèm theo viêm túi mật đều cải thiện, transaminase glutamic cũng trở lại bình thường. Sau 1 tháng kiểm tra lại vẫn bình thường, bệnh khỏi.
441. Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật
Biện chứng đông y: Can đởm uất trệ.
Cách trị: Sơ can lợi dởm hóa ứ chỉ thống (lúc cấp tính) lý khí hỏa huyết kiện vị tiêu trệ (lúc mạn tính).
Đơn thuốc: Thanh đởm chỉ thống thang (lúc cấp tính). Phức phương kim linh tử tán (lúc mạn tính).
Công thức: Thanh đởm chỉ thống thang: Sài hồ 12g, Hoàng cầm 10g, Bán hạ 10g, Hàng thược 12g, Đại hoàng 12g (cho sau), Chỉ thực12 g, Nguyên hồ 10g, Mộc hương 10g, Trạch lan 12g, Sinh khương 6g, Đại táo 3 quả, Tam thất phấn 5g (chia 2 lần chiêu với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang (lúc cần thiết có thể mỗi ngày 2 thang chia làm 4 lần).
Phúc phương kim linh tử tán: Xuyên luyện tử (Kim linh tử) (sao) 30g, Nguyên hồ 30g, (tẩm dấm nướng), Uất kim 60g, Bồ công anh 60g, Kê nội kim 30g. Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 6, mỗi ngày 3-4 lần, 3 thang là một liệu trình thời gian dùng thuốc kiêng ǎn cay, dầu mỡ tanh.
Hiệu quả lâm sàng: Hai bài trên phối hợp điều trị hơn 100 ca đều có hiệu quả tốt. Nói chung lúc cấp tính thì dùng trên dưới 3 thang. Thanh đởm chỉ thống thang đã có thể khống chế bệnh, sau đó mới đổi sang dùng Phức phương kim linh tử tán, dùng 1-3 đợt có thể làm cho bệnh giảm hoặc khỏi hẳn. Vương XX, nữ, 50 tuổi, vốn có bệnh "tầm khẩn thống" lúc phát lúc hư, mỗi tháng lên cơn 2-3 lần, đã 10 nǎm nay. Mỗi khi bệnh phát thì hết sức đau đớn, đau gập người lǎn lộn, đau bụng lan ám, chụp phim, chẩn đoán là viêm túi mật mạn tính kèm sỏi mật, thường dùng kháng sinh, atropin, nhưng kết quả kém. Khi bệnh nhân đến khám thì đang lên cơn cấp tính, triệu chứng như trên, đại tiện khó táo, tiểu tiện vàng đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch huyền khẩn, củng mạc hơi vàng. Các chứng đó là can đơn uất trệ. Cho uống Thanh đởm chỉ thống thang, một thang thì đỡ, 3 thang thì các chứng hết. Sau đó đổi dùng Phức phương kim linh tử tán. Trong thời gian liệu trình thứ nhất chỉ lên cơn 2 lần, mức độ nhẹ hơn trước. Lại uống thêm một đợt nữa bệnh nhân có cảm giác trong bụng đã thoải mái, chức nǎng tiêu hóa tốt, các chứng trước kia không thấy trở lại. Cho đến nay đã ngừng thuốc 3 nǎm, bệnh chưa tái phát.
442. Viên túi mật mạn tính
Biện chứng đồng y: Can khí uất kết phạm vào vị.
Cách trị: Sơ can giải uất, tiêu trệ hóa vị.
Đơn thuốc: Khoan cách lợi phủ thang.
Công thức: Thương truật 12g, Hậu phác 9g, Trần bì 9g, Sơn tra 30g, Xuyên liên 3g, Bình lang phiến 12g, Quảng mộc hương 6g, Sài hồ 9g, Chỉ xác 12g, Bạch thược 18g, Ô tặc cốt 9g, Thiến thảo 12g, Cam thảo 3g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, nếu rất đau ở sườn thì thêm Nguyên hồ 9g, Uất kim 12-30g; kém ǎn thì thêm Mạch nha 30g, ợ chua thì thêm Ngõa lǎng tử 12g, Thích vị bì 15g; đại tiện bí thì thêm Lại phục tử 12g.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX nữ, 65 tuổi. Ngày thường bệnh nhân hay đau dạ dầy, đã kiểm tra ở bệnh viện, chẩn đoán là viêm túi mật mạn tính. Ngày 21/3/1980 sơ chẩn. Người gầy sút, sắc mặt không tươi, ngáp liên hồi, cho biết đau dạ dày đã hơn 10 nǎm, sau khi ǎn thịt lại càng dau dữ dội. Ǎn ít, bụng đầy trướng, sôi bụng, 4-5 ngày mới đại tiện một lần, rắn, tiểu tiện ít, lưỡi đỏ nhạt, rêu dày bẩn, mạch huyền hoãn. Đây là các chứng thuộc về can khí uất kết, không thể sơ lợi tì thổ, tì hư không vận hành được thủy thấp cản trung, phủ khí không thông, bệnh lâu ngày vào lạc, vị lạc ứ trở. Vì phải làm thông lục phủ cho nên cần dùng phép sơ can giải uất, tiêu trệ hòa vị để điều trị. Dùng bài Khoan cách lợi phủ thang, uống liền 30 thang, các chứng đều hết. Sau đó dùng Hương sa dưỡng vị hoàn để củng cố.
443. Viêm túi mật cấp (đơn thuần)
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt khí trệ, sắc ở can đởm, tổn thương tì vị, mật tiết không thông.
Cách trị: Thanh lý tiết nhiệt.
Đơn thuốc: Đại sài hồ thang gia vị.
Công thức: Sài hồ 12g, Hoàng cầm 10g, Đại hoàng 10g, Chỉ thực 10g, Chế bán hạ 10g, Bạch thược 12g, Uất kim 10g, Nguyên hồ 10g, Công anh 30g, Quảng mộc hương 9g, Cam thảo 5g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, Nữ, 49 tuổi, sơ chẩn ngày 16-9-1978. Ba ngày qua bệnh nhân đau bụng trên từng cơn, lan đến trước sau ngực sườn xuyên tới vai, lưng, ngày vừa rồi càng nặng thêm. Khám ngoại khoa chẩn đoán là viêm túi mật cấp đơn thuần, chuyển điều trị đông y. Bệnh nhân biểu hiện chứng hoàng đản không rõ rệt, miệng đắng họng khô, ǎn uống không ngon, thỉnh thỏang lợn giọng nôn, lại có cảm giác sốt, sợ lạnh, đại tiện khô táo, kém ngủ, lưỡi đỏ nhạt, rêu vàng nhạt, mạch huyền sác, tả quan thì huyền mà có lực. Cho bài Đại sài hồ thang gia vị, uống được 3 thang, giảm đau sườn, còn buồn nôn, rêu lưỡi vàng nhạt hơi dày, đại tiện bình thường. Vẫn cho bài trên, bỏ Đại hoàng, Hoàng cầm, thêm Hoàng liên 5g, Trúc nhự 10g, uống tiếp 3 thang, bệnh nhân chuyển biến tốt hơn, ǎn uống được nhiều hơn. Bài này bỏ Trúc nhự, Chỉ thực, cho uống thêm 3 thang. Sau khi uống thuốc thì các chứng đã hết về cơ bản. Đổi sang dùng bài Tiêu dao tán gia giảm 3 thang bệnh khỏi.
Bàn luận: Viêm túi mật cấp là thuộc phạm trù "hiếp thống" của đông y. Nói chung người mà nhiệt không rõ phần lớn là thuộc khí uất, nên trước hãy dùng Tiêu dao tán để sơ can lý khí chỉ thống. Ca bệnh này có sốt rét, do đó trước hết phải thanh đởm tiết nhiệt hòa vị, ứng dụng Đại sài hồ thang gia vị mà điều trị, sau đó dùng Tiêu dao tán gia giảm, có công hiệu hoàn toàn.
444. Viêm túi mật cấp
Biện chứng đông y: Hỏa gặp khí của can đởm làm trở ngại khí, khí huyết bất lợi.
Cách trị: Sơ can lợi đởm
Đơn thuốc: Gia giảm sài hồ thang.
Công thức: Sài hồ 18g, Đại hoàng 9g, Bạch thược 9g, Chỉ thực 9g, Hoàng cầm 9g, Bán hạ 9g, Uất kim 9g, Sinh khương 12g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Sắc 2 lần chia uống làm 3 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 54 tuổi. Bệnh nhân đột nhiên đau kịch liệt ở vùng gan, đau thúc vào dạ dày, lǎn lộn trên giường, mồ hôi vã ra. Tiêm dolantin mới hết đau, nhưng không bao lâu lại đau. Bệnh nhân to béo, hai má đỏ phây, lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng, đã 4 ngày chưa đại tiện mà miệng thì đắng nôn luôn. Tây y chẩn đoán là viêm túi mật cấp (sỏi mật?). Đông y cho chứng này là khí uất hỏa kết ở can đởm, hoàng ngạch sang vị, làm cho phủ khí bất lợi, do đó đại tiện bí kết không thông; hỏa gặp khí của can đởm là trở ngại khí, vì vậy khí huyết đều không lợi, gây đau đớn không chịu nổi với miệng đắng, nôn luôn. Sau khi chẩn đoán, cho uống Gia giảm sài hồ thang, hết một thang thì hết đau, ngủ được, hết 2 thang thì đại tiện được, hết nôn, hết 3 thang thì đại tiện dễ dàng, hết đau đớn và các chứng khác.
445. Viêm túi mật (thời kỳ mang thai)
Biện chứng đông y: Thai phụ chi lạc tâm thống.
Cách trị: Hóa thấp nhiệt để thanh bên trong, ôn kinh khí để tán bên ngoài, lý huyết khí để trừ đau.
Đơn thuốc: Gia vị hỏa long tán.
Công thức: Xuyên luyện tử (sao) 9g, Tiểu hồi (sao) 9g, Ngải diệp (sao nước muối) 4,5g, Sài hồ 3g, (Đạm) hoàng cầm 4,5g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Khương XX, nữ, 31 tuổi, nội trợ. Nằm bệnh viện vì bụng ngực đầy đau, sau khi khám chẩn đoán là viêm túi mật, kết quả điều trị không rõ. Ngày 8-4-1950 xin hội chẩn. Bệnh nhân đau vùng ngực bụng, lúc đau lúc không, người sốt rét, rêu lưỡi dày, hơi vàng xám đen. Khi hết đau thì rêu lưỡi cũng bớt dần xám đen, cũng hết sốt rét, khi đau quá thì muốn ngất đi. Có thai đã 5 tháng, mạch huyền mà hơi sác. Đông y cho rằng tâm là vua (quân), nó chẳng tiếp thu tà mà thường là tà xâm phạm vào chi lạc của tâm, không phải là chân tâm thống cho nên phân tích chứng này là thai phụ chi lạc tâm thống. Vì lúc đau thì lại có sốt rét nên cho dùng Gia vị hỏa long tán. Được 2 thang thì hết đau, hết đau thì không có cơn sốt rét, rêu lưỡi đã hết vàng xám. Khám lại, bỏ Sài hồ. Hoàng cầm trong thang, chỉ dùng bài Hỏa long tán, uống thêm 2 thang để củng cố, không còn cơn đau nữa, khỏi bệnh ra viện. Mùa xuân 1951, bệnh nhân cho biết sau khi ra viện chưa tái phát. Đứa con đẻ ra to khỏe.
446. Viêm túi mật cấp
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt kết náu ở can đởm.
Cách trị: Thanh can lợi đởm.
Đơn thuốc: Hổ trượng nhị kim thang.
Công thức: Hổ trượng 30g, Uất kim 15g, Kim linh tử 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Có thể thay Hổ trượng bằng Xuyên đại hoàng, lượng thuốc giảm một nửa.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng Hổ trượng nhị kim thang gia giảm điều trị 20 ca, có ca kèm sỏi mật, có ca có hoàng đản rõ rệt (thêm nhân trần, Sài hồ mỗi thứ 10g) đều có kết quả tốt.
447. Viêm túi mật kèm sỏi mật
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ.
Cách trị: Sơ can, giải uất, lí khí chỉ, thống.
Đơn thuốc: Sơ can lợi đởm thang (hoàn).
Công thức: Sài hồ 10g, Chỉ thực 10g, Thanh bì 10g, Trần bì 10g, Hổ trượng căn 30g, Ngân hoa 30g, Sinh đại hoàng 12g, Mang tiêu 10g, Kim tiền thảo 30g, Nhân trần 30g, Uất kim 12g, Xuyên luyện tử 12g, Nguyên bồ 10g, Bạch thược 12g. Sắc uống, mỗi ngày một thang (làm hoàn: các vị thuốc trên tán bột mịn làm thành hoàn với nước, to chứng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50-60 hoàn, uống với nước ấm, mỗi ngày 2-3 lần.)
Hiệu quả lâm sàng: Thực tiễn cho thấy, trên lâm sàng “Sơ can lợi đởm thang” (hoàn) có tác dụng lợi mật, tiêu viêm rõ rệt. Đã dùng bài này cho trên 10 ca bệnh, tránh được phẫu thuật, bệnh nhân vẫn tiếp tục công tác hoặc lao động. Đối với người bệnh cấp tính thì nên dùng thang, còn nói chung đối với người bệnh mạn tính thì hoặc do các biểu hiện cấp tính chuyển biến thành biểu hiện mạn tính thì nên dùng hoàn).