266. Sỏi thị dạ dày
Biện chứng đông y: Thực trệ tích tụ.
Cách trị: Tiêu tích tán trệ.
Đơn thuốc: Tiêu trệ thang.
Công thức: Kê nội kim 15g, Tiêu tra 30g, Đào nô 12g. Sắc, thêm đường đỏ mà uống. ( Đào nô tức là Mao đào, Bích đào)
Hiệu quả lâm sàng: Trương X X, nam, học sinh, sơ chuẩn ngày 24-2-1963. Năm 1962 tết trung thu, bệnh nhân ăn hai quả thị lúc đói. Ăn xong, thấy khó chịu. Sau đó, thường kêu đau bụng, ăn uống ít đi, bệnh tình mỗi ngày một nặng, thân thể hư nhược, ăn vào thì bụng càng đau, mấy tháng nay, triệu chứng càng rõ. Chiếu X quang có bari sunfat thấy trong dạ dày có dị vật, đề nghị mổ nhưng cha mẹ bệnh nhân không đồng ý, xin chữa đông y. Khám thấy: Bệnh nhân phát dục tốt, dinh dưỡng hơi kém, người hơi gầy, mệt mỏi, không có sức, lười vận động bụng mềm, gan ở dưới mũi ức 1,0cm, bụng trên có ấn đau rõ rệt, có thể sờ thấy một cục to bằng quả mơ, cứng di động được. Mạch trầm mà vô lực. Khám kết hợp với bệnh sử chuẩn đoán là sỏi thị dạ dày. Cho uống “Tiêu trệ thang”. Sau khi uống thuốc nửa giờ bệnh nhân thấy trong dạ dày khó chịu, bức bối, muốn nôn, sau đó khoảng hai giờ, đột nhiên thấy dễ chịu, không thấy đau, tinh thần tốt. Lại sờ khám vùng bụng thì không thấy khối cục gì nữa, sau đó chiếu điện dạ dày ruột, không thấy dị vật trong dạ dày. Lại dùng phép điều lý di vật để củng cố kết quả.
Bàn luận: Sỏi thị ở dạ dày là do ăn thị lúc đói, trong thị có nhiêu tannin gặp acid trong dạ dày kết lại thành khối, cứng lại như đá không tiêu. Trong “ tiêu trệ thang” Kê nội kim, Tiêu tra có tác dụng phá khối cứng, tiêu khối tích, Đào nô thiên về tiêu trầm tích, phá kết thạch không có gì cứng mà không công phá được. Ba thứ cùng nhau tăng cường sức tiêu phá, do đó có thể chữa được bệnh này.