21 . Bệnh sán dây
Biện chứng đông y: Ăn uống bẩn thỉu, ăn phải ấu trùng.
Cách trị: Sát trùng khử trùng.
Đơn thuốc: Qua nhân khu điều thang.
Công thức: Bình lang 120g, Nam qua tử 60g, Lôi hoàn 15g, Đào nhân 15g, Sử quân tử 15g, Bài thuốc trên trừ Nam qua tử, đều đem ngâm nước 4-6 giờ. Sắc 2 lần nhập thành 300ml nước sắc. Nhai nuốt nam qua tử, 1 giờ sau uống 150ml nước sắc, 3 giờ sau nữa uống nốt 150ml nước sắc còn lại.
Hiệu quả lâm sàng: Đã thống kê 26 ca chuẩn đoán là bệnh sàn: 15nam, 11 nữ, sau khi uống thuốc có 19 ca ỉa ra sán dây lợn, 1 ca chưa thấy ra, 6 ca không rõ tình hình.
Lý X X, nam, 41 tuổi, công nhân kể rằng mấy tháng gần đây cảm thấy gầy mòn, có lúc đau bụng, lúc đau lúc không, lúc thì ăn ít lúc thì muốn ăn nhiều, lúc thì mệt nhọc, một tháng nay mắt hoa, tựa như có dị vật che mờ, đầu váng. Ngày 7-8-1972 đến khoa mắt xin điều trị. Khám thấy trong mắt có một nang ấu trùng sán dây, chuyển sang chữa đông y. Cho uống 1 thang Qua nhân khu điều thang, sau 5 giờ uống thuốc thấy hơi đau bụng đi ngoài, xác sán theo phân tống ra, kiểm tra xét nghiệm thấy có đầu sán, dài toàn bộ 1,2m. Lại vào khoa mắt lấy một nang ấu trùng trong mắt ra, sau đó dùng tân dược và thuốc đông y điều trị, khỏi bệnh ra viện.
Bàn luận: Uống qua nhân khu điều thang thì có thể ăn như thường, bất tất phải nhịn đói, trong ruột tuy có thức ăn nhưng không ảnh hưởng gì tới việc tẩy sán, mà sán có thể theo phân cùng tống ra. Trong các loại Qua nhân thì Nam qua tử là tốt. Nhưng bởi vì Nam qua tử thường thiếu có thể dùng Lão oa qua tử thay thế, theo dõi 26 ca dùng Lão oa qua tử, kết quả rất tốt.
(Nam qua tử =bí ngô)
(Lão oa qua tử =bí Lào)
22. Bệnh sán dây
Biện chứng đông y: Ăn uống bẩn thỉu, ăn phải ấu trùng.
Cách trị: Tẩy sán.
Đơn thuốc: Ngũ vật khu điều thang.
Công thức: Bình lang 120g, Lôi hoàn 30g, Quán chúng 30g, Nhị sửu 30g, Đại hoàng 15g, Ngâm tất cả các vị thuốc trên vào nước lạnh một đếm, sáng sớm hôm sau sắc còn 300ml, uống lúc đói; lại sắc tiếp ngay 300ml nữa để uống. Từ khi uống thuốc cho đến lúc ra sán cấm ăn.
Hiệu quả lâm sàng: Phần lớn bệnh nhân uống thuốc xong nửa giờ đến 1 giờ là sán dây co thành một đám theo phân mà ra cùng một lúc.
Bàn luận: Có một số bệnh nhân sau mỗi lần uống thuốc đông y thì nôn mửa kịch liệt, không nên dùng bài thuốc này.
23. Bệnh sán lá thể não
Biện chứng đông y: Đờm trọc tắc ở trong, can phong hiệp đờm.
Cách trị: Hóa đờm tức phong, thanh huyết tán kết.
Đơn thuốc: Não hình giản chứng thang.
Công thức: Dương quy 12g, Câu đẳng 12g, Sinh địa hoàng 12g, Bạch thược 12g, Chế nam tinh 8g, Xuyên khung 8g, Pháp bán hạ 10g. Mỗi thang sắc 2 lần, ngày uống 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dư X X, nam, 23 tuổi, nông dân. Bị bệnh sán lá, từ ngày 20-8-1968 đột nhiên toàn thân co giật. Trước khi lên cơn, cảm thấy hai chân bị tê, lên tới vùng bụng, trong ngực khó chịu, sau đó toàn thân co giật, khi lên cơn thần chí bất tỉnh, hai mắt trợn ngược khoảng nửa giờ mới hết. Bệnh viện địa phương cho dùng thuốc trấn tĩnh không thấy kết quả, cứ cách vài ngày lại lên 1 cơn, thậm chí ngày lên 3-4 cơn. Sau đó khám tại một bệnh viện khác, chuẩn đoán là bệnh sán lá thể não. Trong gia đình trước có em gái cũng bị bệnh này. Ngày thứ 5 sau khi vào viện, đột nhiên lên cơn co giật giữ dội, bất tỉnh nhân sự, môi tím tái, mắt trợn ngược, nhưng mép ít rãi. Ngày 4-12 ngừng cho uốn Phnytoin Natri, bắt đầu châm cứu bắt huyệt (xem phần bàn luận), và cho uống “Não hình giản chứng thang”. Sau khi điều trị như vậy, đã dứt cơn động kinh lớn, tinh thần tỉnh táo, đôi lúc còn co giật cục bộ, các triệu chứng khác đều hết. Ngày 6-3 khỏe hẳn, ra viện. Tháng 12-1972 thăm lại, thấy sau khi ra viện vẫn tham gia sản xuất, bệnh không tái phát.
Bàn luận: Bệnh sán lá thể não gẫy ra cơn động kinh, tương tự như bệnh “giản” (động kinh) trong đông y. Các lương y thời xưa đã bàn khá tỉ mỉ về triệu chứng, nguyên nhân, bệnh lí và cách trị bệnh này. Bệnh điên giản thường là do can thận âm khuyu dương quá vương ở trong, hóa nhiệt sinh phong, tì vị bị ức chế, tân dịch bị ngưng kết thành đờm, hoặc gặp lúc tâm thần bị mất thăng bằng, hoặc khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, dễ dẫn tới can phong cùng với đờm theo khí mà ngược lên, làm tắc kinh lạc, thanh khí bị chê khuất, não khí không thể thuận tiếp, thì thường đột nhiên lên cơn. Trên cơ sở này, xây dựng một bài thuốc chủ yếu nhằm thanh huyết, trừ nhiệt, hóa đàm, tức phong, tán kết. Đồng thời với việc cho uống thuốc, cần phối hợp châm cứu vào 8 huyệt và uống thuốc tẩy sán (diệt sán lá). Đã dùng phương pháp này điều trị cho cho 16 bệnh nhân đều thu được kết quả tốt, Tám huyệt gồm: Côn lôn (2 bên), Ủy trung (2 bên), Phong trì (2 bên), Yên kỳ, Đào đạo. Cách châm: nằm sấp, dùng kim nhỏ, người lớn thì huyệt Đào tạo châm sâu một thốn, Yên kỳ châm luồn dưới da theo sống lưng lên phía trên sâu bốn thốn. Thứ tự châm: trước xa sau gần, từ chân lên đầu, châm lần lượt, lưu kim 20 phút, trong lúc lưu kim về 3-4 lần. Liệu trình nói chung kéo dài 2 tháng, châm tất cả 24 lần (cách 1 ngày châm 1 lần) sau 20 ngày châm thì cách 6 ngày châm 1 lần. Từ đầu đến cuối châm đủ 8 huyệt không thay đổi.