Cánh cửa vào WTO gần như đã mở rộng trước mắt ngành dược Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, khá nhiều doanh nghiệp (DN) dược vẫn lúng túng hoặc thậm chí chưa muốn tự mình bước vào con đường đó
Năng lực cạnh tranh rất thấp Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam Cao Minh Quang cho biết, đối với lĩnh vực dược phẩm, các cam kết cụ thể khi gia nhập WTO là dự kiến mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0% - 5% so với mức thuế 0% -10% như trước đây. Mức thuế trung bình sẽ là 2,5% sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Thuế trung bình của mỹ phẩm sẽ giảm từ 44% xuống còn 17,9% vào thời điểm Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết. Điều đó có nghĩa là khi gia nhập WTO, giá thuốc sẽ giảm xuống, và trên bình diện chung, người dân sẽ có lợi rất nhiều. Thế nhưng, càng đến gần với WTO, những khó khăn của ngành dược càng bộc lộ rõ: phát triển tự phát, phân tán, không có tư duy liên kết và vẫn còn chuyện cạnh tranh không lành mạnh. Đã nhiều lần phân tích về thực trạng của ngành dược Việt Nam, nhưng lần nào ông Cao Minh Quang cũng vẫn nói: ngành dược Việt Nam chủ yếu là công nghiệp bào chế, sản xuất các thuốc gốc, chưa chú trọng phát triển nguồn dược liệu để sản xuất thuốc, vì vậy sức cạnh tranh rất thấp. Hiện nay, thuốc sản xuất trong nước chỉ bảo đảm được khoảng 652/1.563 hoạt chất, và theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngành dược Việt Nam đang ở mức độ phát triển từ 2,5-3 (trong thang phân loại từ 1-4), tức là chỉ dừng ở mức sản xuất một số thuốc gốc và xuất khẩu một số dược phẩm. Các doanh nghịêp (DN) dược hiện nay vẫn chủ yếu đầu tư sản xuất các loại thuốc thông thường, đơn giản, có nhiều trùng lắp, chưa chú ý đầu tư sản xuất các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị hay các dạng bào chế đặc biệt, ông Quang nói. Điều này được thể hiện qua các con số: 51% dây chuyền sản xuất dược ở nước ta hiện nay là sản xuất thuốc viên thông thường; 15% dây chuyền sản xuất thuốc kem, mỡ, dùng ngoài; 10% sản xuất thuốc nang mềm; 8% sản xuất thuốc nước; 7% sản xuất thuốc tiêm; 5% sản xuất thuốc nhỏ mắt
Với cơ cấu sản xuất đó, theo phân tích của nhiều DN, việc giảm giá thành dược phẩm khi gia nhập WTO tuy lớn nhưng sẽ chỉ tùy thuộc vào một số mặt hàng. Đối với các dòng thuốc hiếm, nhất là các thuốc chuyên khoa mà Việt Nam chưa sản xuất được, việc giảm giá chỉ có thể xảy ra khi các công ty đa quốc gia có ý định giảm. Lựa chọn tất yếu: đầu tư sản xuất đạt GMP-WHO Đứng trước hàng loạt thách thức của ngành dược khi gia nhập WTO (DN hiểu biết ít về thị trường thế giới và pháp luật quốc tế; nguy cơ thua ngay trên sân nhà, mất thị phần, mất thị trường do năng lực cạnh tranh thấp...), đã nhiều lần Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến yêu cầu các DN dược Việt Nam phải tự đứng trên đôi chân của mình. Và theo ông Hoàng Hữu Đoàn, Giám đốc Xí nghiệp dược phẩm TƯ 1, việc tự đứng trên đôi chân của mình của các DN dược Việt Nam, không gì hơn là phải đầu tư dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP - WHO (tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc theo khuyến cáo của WHO). Theo ông Đoàn, nếu DN đạt tiêu chuẩn này sẽ nhận được sự đánh giá tích cực của cộng đồng thế giới vì chất lượng thuốc sản xuất ra hoàn toàn khác. Một ví dụ sinh động do chính ông Lương Văn Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Dược-Vật tư Y tế Thanh Hóa, đưa ra là năm 2002, khi DN ông chưa đạt GMP, sản xuất thuốc chỉ đạt 23,5 tỷ đồng; nhưng sau khi đạt GMP, đến năm 2006 này, sản xuất thuốc của DN đã đạt 135 tỷ đồng, thuốc của DN ông không chỉ dừng lại ở địa bàn Thanh Hóa mà đã ra thị trường các tỉnh và bước đầu xuất khẩu. Đó cũng là thành tích chung của hầu hết các DN khi quyết định đầu tư đạt GMP để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là trong số 174 cơ sở sản xuất thuốc tân dược ở Việt Nam hiện nay, mới chỉ có 42 cơ sở đạt GMP-ASEAN và 18 DN đạt GMP-WHO, còn lại các DN vẫn đang trong quá trình chuyển động rất chậm chạp. Theo ông Nguyễn Vi Ninh, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, năm 1996, Việt Nam bắt đầu triển khai GPM-ASEAN trong lĩnh vực tân dược, lúc đó đã đưa ra lộ trình: hết năm 2000, các cơ sở sản xuất thuốc tân dược phải đạt GMP. Nhưng mục tiêu đó cứ lận đận, đến thời điểm này, sau mấy lần gia hạn, Bộ Y tế lại đưa ra lộ trình: từ 1-2007 các DN phải đạt GMP - ASEAN và từ 1-1-2008, đạt GMP-WHO. Sau 10 năm, theo ông Ninh, các DN dược Việt Nam chưa thực sự cố gắng để tự đứng trên đôi chân của mình. Điều này càng được minh chứng rõ hơn khi mới đây, chuẩn bị đến hạn phải đạt GPM, các DN đồng loạt lên tiếng xin Cục Quản lý dược Việt Nam tiếp tục gia hạn lộ trình này thêm 1-2 năm. Lý do gia hạn mà các doanh nghiệp đưa ra khá trầm trọng: nếu áp dụng lộ trình như trên, nhiều DN sẽ bị phá sản, vì vậy đề nghị Bộ Y tế đặt vấn đề với Bộ LĐTB-XH trong việc giải quyết hàng ngàn lao động bị mất việc
Dĩ nhiên, với các DN đã đạt GPM, việc gia hạn là không nên vì càng làm cho các DN ỷ lại. Đạt GMP là vì quyền lợi của DN chứ không vì ai cả, vì chỉ khi có chứng chỉ đó, thị phần của các DN mới được mở rộng, ông Cao Minh Quang khẳng định. Rõ ràng, đạt GMP đã là lựa chọn tất yếu để DN dược đi ra biển lớn WTO. Đó cũng là lý do mà Cục Quản lý dược đã kiên quyết từ chối đề nghị gia hạn của các DN để từ 1-1-2007, các DN phải đạt GPM-ASEAN và từ 1-1-2008, đạt GMP-WHO. > Tìm hiểu cach dieu tri benh vay nen và thuốc chữa á sừng hiệu quả từ trung tâm phát triển dược liệu Châu Á |
Bài viết khác |
Trà bát bảo giải nhiệt mùa hè |
Các bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết |
Người mất ngủ nên ăn gì ? |
Thực đơn tốt cho sĩ tử vượt vũ môn |
Món ăn thuốc hỗ trợ trị mề đay |
Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 |